logo
(0)
vngreen2020@gmail.com
Vân Tập - Vân Hội - Tam Dương - Vĩnh Phúc
Thuốc Thú Y Việt Nguyệt
Giỏ hàng(0)
Gọi đặt hàng 0398402999

Mô tả bệnh

Là một bệnh truyền nhiễm do vi nấm gây ra ở gia cầm. Bệnh còn có tên: tưa miệng (thrush); diều chua (sour crop). Gọi là nấm diều, nhưng nấm gây bệnh suốt dọc ống tiêu hóa, từ miệng, thực quản, diều, ruột…

Bệnh hiện diện ở khắp nơi. Các loài chim đều mắc: gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim cút, bồ câu, chim cảnh đều mắc.

Nấm gây bệnh lâm sàng ở các lứa tuổi gia cầm khác nhau, mẫn cảm nhất là gia cầm non. Khả năng hấp thu kém, tốc độ tăng trọng giảm, năng suất chăn nuôi giảm, ống tiêu hóa tổn thương, là điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập.

Nguyên nhân

Thủ phạm là vi nấm Candida ablicans, sống hoại sinh thường xuyên trên niêm mạc đường tiêu hóa và gây bệnh có tính chất cơ hội khi miễn dịch cơ thể bị suy giảm.

Bệnh nấm diều là bệnh phát cơ hội khi:

  • Thức ăn, nước uống, môi trường nuôi nhiễm nấm bệnh.
  • Gia cầm nuôi nhốt, lồng, đói, “rỗng” diều (thiếu thức ăn), thiếu vitamin A.
  • Vệ sinh chuồng nuôi kém, nuôi chật, thông thoáng kém, nền ẩm, nước tràn…
  • Lạm dụng sử dụng kháng sinh, corticoid hay hóa chất tiêu độc khử trùng không đúng nồng độ, liệu trình và kéo dài.
  • Lỗi trong chăm sóc, nuôi dưỡng, thiếu các vitamin, nhất là vitamin A, D và E, các vitamin nhóm B.
  • Tác động stress, vận chuyển, suy giảm miễn dịch.
  • Bệnh có thể kế phát từ một số bệnh đường tiêu hóa, bệnh ký sinh trùng.

Truyền bệnh

  • Qua không khí chứa các bào tử từ lót nền, thức ăn, máng uống…
  • Máy ấp, dụng cụ ấp/nở ô nhiễm bào tử nấm, nhiễm và gây bệnh cho gà con bóc trứng.
  • Vịt, ngỗng 1-3 tuần tuổi rất mẫn cảm với nấm Candida ablicans.

Triệu chứng lâm sàng

  • Con bệnh lờ đờ, chậm chạp, nằm bẹp, giảm ăn, giảm cân, lông xù dựng. Xuất hiện màng giả ở mép, miệng, diều, thực quản làm cho con vật bỏ hay ăn ít do khó nuốt, ăn khó tiêu.
  • Diều sưng, ít thức ăn không tiêu, đầy nước lầy nhầy, mùi chua. Thỉnh thoảng nôn ộc chất lỏng nhầy, mùi hôi, chua khó chịu.
  • Miệng hôi, màng giả màu trắng, loét niêm mạc, lưỡi.
  • Phân sống, lỏng, màu nâu hay vàng-xanh.

Bệnh lý

  • Tổn thương dọc ống tiêu hóa từ xoang miệng, mép, thực quản, diều, dạ dày tuyến, ruột. Điển hình ở diều, niêm mạc dầy, hạt màu trắng, màng giả. Nốt loét nông do niêm mạc hoại tử, bong tróc.
  • Dạ dày tuyến sưng, xuất huyết, dịch viêm nhầy.  

Chẩn đoán

Dựa vào một số triệu chứng điển hình như diều sưng, màng giả xoang miệng, nôn ộc dịch chua và tính dịch tễ của bệnh là có thể chẩn đoán khá chính xác bệnh.

 

Phòng bệnh

  • Vệ sinh, thông thoáng, chuồng, lót nền khô ráo.
  • Xử lý lót chuồng bằng cách phun CuSO4 0,5% (1 g/2 lít nước) trước khi nhập gà.
  • Chỉ dùng kháng sinh với mục đích chữa bệnh và dùng đúng liều, đúng liệu trình.
  • Phun tiêu độc chuồng nuôi bằng Han-Iodine 10%.
  • Định kỳ cho gà uống dung dịch CuSO4 (1 g/4 lít), 2 giờ/1 ngày, mỗi đợt 3-4 ngày.
  • Dùng Mycostat-B (Nystatin), trộn 50-100 g/tấn TĂ, dùng 7-10 ngày.
  • Thức ăn luôn mới, khô, bảo quản tốt, không mốc ẩm. Nguồn nước sạch, dụng cụ cấp nước luôn vệ sinh sạch sẽ.
  • Cân bằng khẩu phần thức ăn, bổ sung vitamin A.

Chữa và kiểm soát bệnh

  • Cách ly gà bệnh riêng. Thụt rửa diều, loại bỏ chất chứa. Thay đổi thức ăn, nước uống mới.
  • Hỗ trợ điện giải, pha rượu táo với nước uống (5 ml/4 lit).
  • Trộn thức ăn hoặc pha nước uống Mycostat-B (150,000-300,000 IU/kg TT.), liên tục 7-10 ngày.
  • Uống dung dịch 0,5% CuSO4 (1 g/2 lít nước uống).
  • Có thể dùng các thuốc chống nấm: Ketoconazole (10-30 mg/kg) hay Fluconazole (20 mg/kg TT.) liên tục 10-15 ngày.
  • Nâng cao đề kháng bằng Vit.AD3E, Hanminvit-super, B-Complex; Probiotics (Han-Goodway, Han-Muzym), giải độc gan (Selentin-E, Hanpanic-200...).
Copyright © 2021 - thuocthuyvietnguyet.com All Rights Reserved. Thiết kế website bởi webmoi.vn