logo
(0)
vngreen2020@gmail.com
Vân Tập - Vân Hội - Tam Dương - Vĩnh Phúc
Thuốc Thú Y Việt Nguyệt
Giỏ hàng(0)
Gọi đặt hàng 0398402999

Bệnh sán dây lợn (bệnh lợn gạo) hay ấu trùng sán lợn là căn bệnh truyền nhiễm có thể lây sang người. Trong đó, lợn mang ấu trùng sán lợn đóng vai trò là vật chủ trung giai truyền bệnh cho người. Bệnh xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, tại Việt nam có ít nhất 55 tỉnh, thành phố có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn.

Dịch tễ học

  • Bệnh sán dây lợn phân bố ở nhiều nước trên thế giới với khoảng 100 triệu người bị nhiễm bệnh.
  • Bệnh tăng mạnh vào những năm 1980 ở những địa điểm như châu Mỹ La Tinh, châu Á, châu Phi. Một số quốc gia ở châu Âu có ca mắc bệnh cao như Tây Ban Nha, Mexico. 
  • Bệnh phân bố ở nhiều nơi có tập tính ăn thịt lợn hoặc thịt trâu bò chưa nấu chín.
  • Ở các nước Đông Nam Á tỷ lệ nhiễm gạo lợn từ 17 - 18.5 ở người và ở lợn từ 0.1 - 70%.
  • Tỷ lệ nhiễm bệnh sán dây ở người thấp nhưng tỷ lệ nhiễm ấu trùng cao do con người nuốt phải trứng, đốt sán hoặc ăn thịt chưa được nấu chín.

Sán dây trên lợn có hình hạt gạo

Sán dây trên lợn có hình hạt gạo

Nguyên nhân gây bệnh sán dây lợn

  • Bệnh sán dây lợn do sán Taenia spp có tên Cystiercus cellulosae gây ra. 
  • Sán dây ở lợn có hình thể dài, dẹt, hình dây, hình thắt lưng, kích thước từ vào mm đến 12m, màu trắng nhạt, không có xoang cơ thể, cơ thể chia làm 3 đốt: Đốt đầu, đốt cổ, đốt thân.
  • Ấu trùng ký sinh ở các cơ vận động mạnh như: Cơ mông, cơ lưỡi, cơ đùi, cơ tim của lợn
  • Con người ăn phải trứng sán, chúng phát triển thành ấu trùng và di chuyển vào trong máu, đến các cơ quan và gây bệnh trên một số bộ phận như cơ vân, mắt, não, gan, dưới da hoặc các mô khác. 
  • Khi con người ăn phải thịt lợn có chứa ấu trùng sán lợn, ấu trùng sẽ bám vào ruột và di chuyển vào ruột non, sau một thời gian phát triển thành sán trưởng thành.
  • Sán trưởng thành có khả năng cư trú ở ruột non trong nhiều năm, chúng có khả năng phát triển lên đến 7 m với mỗi đốt sán chứa 50.000 - 100.000 trứng sán.

Sán trưởng thành ký sinh trong ruột non người

Sán trưởng thành ký sinh trong ruột non người

Triệu chứng bệnh sán dây lợn

  • Khi sán trưởng thành ký sinh ở ruột non người sẽ gây các triệu chứng như: Tiêu chảy, buồn nôn kèm đau bụng, sức khỏe giảm sút.
  • Ấu trùng trùng ở não gây nhức đầu, co giật, gây rối loạn trí nhớ, thậm chí có trường hợp bị độn kinh, viêm màng não, bệnh não nước.
  • Ấu trùng ở mắt chủ yếu sẽ được ký sinh ở dịch thủy tinh, dẫn đến các rối loạn thị giác, giảm tầm nhìn, tác hại của bệnh sán dây ở lợn có thể dẫn đến bị mù.
  • Ấu trùng ở tổ chức dưới da gây viêm da, ngứa ngáy, khó chịu
  • Ở lợn, ấu trùng có những triệu chứng điển hình như: Lợn ngứa ngáy, hay cọ sát nên dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh viêm da, ghẻ nở. Các bắp thịt có ấu trùng chứa nước và có một đầu sán; Thịt rắn, các tế bào bị viêm và bị mất tính đàn hồi.

Người bị nhiễm sán dây lợn

Người bị nhiễm sán dây trên da

Bệnh sán dây trên lợn đã mổ khám

Bệnh sán dây trên thịt lợn đã mổ khám

Chẩn đoán bệnh sán dây lợn

1. Chẩn đoán trên người

  • Chẩn đoán bệnh sán dây lợn ở người dựa vào các triệu chứng của bệnh.
  • Tiến hành xét nghiệm phân tìm trứng sán, đốt sán.
  • Chụp cắ lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) để tìm ấu trùng Cysticercus trong não.
  • Xét nghiệm máu phát hiện tăng IgE trong huyết thanh.
  • Tăng bạch cầu ái toan trong dịch não tủy sống.
  • Chụp X-quang: Ấu trùng bị calci hóa dưới mô cơ, dưới da.
  • Biopsy hạch dưới da để xác định Cysticercosis.
  • Kỹ thuật iiPCR bằng máy Pockit PCR để xác định DNA của T.solium có trong dịch não tủy.

2. Chẩn đoán trên lợn

  • Khi lợn còn sống thì tiến hành kiểm tra ấu trùng ở lưỡi.
  • Khi mổ khám tiến hành kiểm tra ở các cơ vân trên lợn: Cơ mông, vai, đùi, lưỡi, sườn,..
  • Kỹ thuật iiPCR bằng máy Pockit PCR để xác định DNA của T.solium trong mẫu.

Cách chữa bệnh sán dây lợn

1. Bệnh sán dây ở lợn

  • Khi lợn bị nhiễm bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn thì cần phải tiến hành tiêu hủy, tránh lây lan ra bên ngoài môi trường và các vùng lân cận.
  • Thực hiện các phương pháp khử trùng chuồng trại sau khi tiêu hủy lợn bệnh.

2. Bệnh sán dây lợn ở người

  • Ấu trùng ở mặt thì tiến hành phẫu thuật ngoại khoa. Ấu trùng dưới da cần cắt bỏ.
  • Ấu trùng ở hệ thần kinh nếu có thể tiến hành phẫu thuật thì cần cắt bỏ, trường hợp không thể cắt bỏ thì cần sử dụng các loại thuốc có thành phần Albendazole, Praziquantel, hay các loại thuốc hỗ trợ điều trị chứng động kinh.
  • Khi nhận thấy các dấu hiệu nhiễm bệnh sán lợn thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh sán dây lợn sớm để đem lại hiệu quả tốt nhất

Cách phòng bệnh sán dây lợn

  • Lợn nái cần được tẩy run sán định kỳ.
  • Phân rác, chất độn cần được xử lý đúng cách để tránh lây lan mầm bệnh.
  • Tuyệt đối không được ăn các loại lợn tái, nem chua không rõ nguồn gốc.
  • Tẩy giun sán sáu tháng một lần đối với người.
  • Nếu phát hiện lợn bị nhiễm bệnh sán dây cần phải tiêu hủy, tuyệt đối không là, thực phẩm cho động vật.
  • Tẩy sán dây trưởng thành cho người.
  • Đối với những lò mổ lợn cần phải được quản lý chặt chẽ từ khâu chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh theo đúng quy định.

Ăn thịt chín để phòng bệnh sán trên lợn

Ăn thịt chín để phòng bệnh sán trên lợn

Copyright © 2021 - thuocthuyvietnguyet.com All Rights Reserved. Thiết kế website bởi webmoi.vn