Hiện nay, việc sử dụng vắc-xin trong phòng bệnh cho các đàn vật nuôi trở lên khá phổ biến, ngay cả trên thế giới và ở Việt Nam. Nhưng làm thế nào để sử dụng vắc-xin phòng bệnh đúng cách thì cũng có rất nhiều cách làm khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng vắc-xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi cũng gặp rất nhiều vấn đề. Đặc biệt nguy cơ mất an toàn, tỷ lệ bảo hộ thấp và dịch bệnh có nguy cơ bùng phát,…Trước những thực trạng đó, Trung tâm Phân phối Thuốc Thú Y Việt Nguyệt xin hướng dẫn bà con về biện pháp xử lý chống sốc khi tiêm vắc-xin.
Trước tiên chúng ta phải hiểu rõ về bản chất của vắc-xin. Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể. Trong vắc-xin có các thành phần sau:
(1) Kháng nguyên.
(2) Chất bổ trợ: có tác dụng giúp lưu trữ vắc-xin hiệu quả, ngăn chặn tác động tiêu cực của quá trình đông khô hoặc nhiệt. Đồng thời, nó cũng đóng vai trò là chất cân bằng trong vắc-xin.
(3) Chất bảo quản: giữ cho vắc-xin không bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh, hay nói cách khác là đảm bảo độ tinh sạch của vắc-xin.
Vắc-xin được chia làm 2 loại vắc-xin sống (là các vắc-xin chứa các mầm bệnh còn sống đã được làm yếu đi) và vắc-xin chết (là những vắc-xin chứa các mầm bệnh đã bị bất hoạt). Vắc-xin khi đưa vào cơ thể không gây bệnh hoặc gây bệnh rất nhẹ. Cho nên quá trình làm vắc-xin có thể xảy ra các dấu hiệu phản ứng, sốc vắc-xin là điều có thể xảy ra.
Một số nguyên nhân gây mất an toàn khi làm vắc-xin:
Hình ảnh xử lý lợn bị sốc phản vệ (dùng đá lạnh xoa vùng đầu và vùng da mỏng)