logo
(0)
vngreen2020@gmail.com
Vân Tập - Vân Hội - Tam Dương - Vĩnh Phúc
Thuốc Thú Y Việt Nguyệt
Giỏ hàng(0)
Gọi đặt hàng 0398402999

Bệnh lở mồm long móng trên heo (Foot & Mouth Disease – FMD) như chúng ta đã biết ở những bài viết trước về mức độ nguy hiểm và gây thiệt hại rất lớn đối với các trại chăn nuôi heo. Với FMD nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên heo nói chung, ngoài việc phòng bệnh bằng vaccine thì việc kiểm soát an toàn sinh học là điều không thể thiếu và đây là bức tường quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào trại chăn nuôi.

An toàn sinh học tại trại chăn nuôi là yếu tố rất quan trọng

An toàn sinh học tại trại chăn nuôi là yếu tố rất quan trọng

Việc thực hiện và kiểm soát an toàn sinh học ngăn ngừa bệnh Lở mồm long móng (FMD) xâm nhập vào trang trại cần chú ý 07 vấn đề sau đây:

 

1. Vệ sinh sát trùng toàn trại:

Phun sát trùng 1 lần/ngày xung quanh trại và phun trực tiếp lên cơ thể heo trong chuồng nuôi. Nồng độ sát trùng tùy loại trại đang sử dụng và thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 

Rắc vôi bột hoặc dội nước vôi: công việc này cần làm 2 -3 lần/tuần, vị trí cần làm là tất cả các đường đi, hành lang trong trại ... (lưu ý: khi rắc hoặc phun, dội cần đảm bảo đều và phủ kín bề mặt)

 

(Lưu ý: trước khi phun sát trùng hay rắc vôi bột cần làm sạch bề mặt)

Phun thuốc sát trùng trong trại cần đảm bảo đủ thời gian và liều lượng

Phun thuốc sát trùng trong trại cần đảm bảo đủ thời gian và liều lượng

2. Kiểm soát phương tiện ra vào trại

Có 4 nhóm phương tiện chính mà chúng ta cần quan tâm đó là: Xe vận chuyển heo, xe của nhân viên của trại, xe của khách thăm trại, xe chở vật tư vào trại.

 

- Tất cả xe cần phải được rửa sạch toàn bộ vùng gầm, bánh xe, xung quanh xe và sàn xe trước khi vào khu sát trùng của trại (khu sát trùng ngoài trại và khu sát trùng tại cổng trại)

 

- Sau đó tất cả các phương tiện được phun kỹ thuốc sát trùng tại khu vực sát trùng của trại (khu sát trùng ngoài trại và khu sát trùng tại cổng trại)

 

- Phun sát trùng cả khoang lái xe, phun kỹ sàn khoang lái. Người lái xe được đưa đi tắm sát trùng và thay quần áo riêng của trại theo quy trình sát trùng người ra vào trại.

 

- Sau khi phun ướt đẫm thuốc sát trùng toàn bộ phương tiện: bánh xe, gầm xe, trần – nóc và xung quanh xe bắt buộc tất cả các phương tiện phải lùi xe ra ngoài và nghỉ tại trước cổng trại khoảng 1 giờ mới được phép vào trại chăn nuôi.

 

- Khi xe vào trại cần được bảo vệ kiểm tra và ghi lịch trình làm việc.

Nhiễm khuẩn từ heo xe vận chuyển heo ra vào trại

Nhiễm khuẩn từ heo xe vận chuyển heo ra vào trại

3. Kiểm soát con người ra vào khu vực chuồng nuôi

Mỗi trại tối thiểu cần có cần có 2 khu vực sát trùng cho người: Khu vực tại cổng trại và khu vực sát trùng trong trại.

 

Ở khu vực sát trùng cổng trại chúng ta cần có:

- Khu vực sát trùng cho tư trang: quần áo cần ngâm sát trùng sau đó giặt sạch; với những vật dụng khác như máy tính, điện thoại, ví tiền ... cần được sát trùng bề mặt bằng tia UV.

 

- Khu tắm cho người:

+ Khu thay đồ đang mặc → mang đồ đó đi giặt

+ Khu phun sát trùng toàn thân

+ Khu tắm lại bằng nước sạch và xà phòng

+ Khu mặc đồ mới của trại.

 

Ở khu sát trùng trong trại cần có:  khu như tắm cho người như ở ở cổng trại.

4. Kiểm soát Động vật nuôi và Côn trùng trung gian lây truyền mầm bệnh:

Phun thuốc diệt ruồi, muỗi, gián, bẫy thuốc ruồi đầu mỗi dãy chuồng, đánh thuốc diệt chuột định kỳ 2 lần/tuần để hạn chế lây lan phát sinh dịch bệnh.

 

Kiểm soát chó mèo, gia súc, gia cầm: tất cả phải được nuôi nhốt có kiểm soát, không được thả rông trong khu vực chăn nuôi. Đặc biệt không được nuôi gia súc, gia cầm trong trại chăn nuôi heo.

 

5. Xử lý nguồn nước sử dụng cho heo

Không sử dụng nước bề mặt (nước sông suối, nước ao hồ...) chưa qua xử lý làm nước uống, nước rửa chuồng, xả máng cho trại chăn nuôi.

 

Nguồn nước sử dụng phải xử lý qua hệ thống sơ bộ qua các bước như sau:

- Nguồn nước qua bể xử lý cơ học phổ biến được dùng là bể lọc cát

- Nước được lọc cơ học được chuyển qua bể xử lý bazơ

- Nước được xử lý qua bể bazơ được chuyển qua bể xử lý acid

- Sau đó nước được chuyển qua bể chứa để sử dụng cho trang trại

 

Chú ý:

Bế chứa cần đảm bảo đủ lượng nước cần cung cấp cho heo, cần tính tới việc mất điện hoặc sự cố khu vực xử lý nước ... để đảm bảo đủ lượng nước sạch cần thiết cho heo

 

Các loại hóa chất được sử dụng trong quy trình xử lý nước cần đảm bảo đúng, đủ và tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc sử dụng do nhà sản xuất khuyến cáo.

 

6. Kiểm soát mầm bệnh vào trại qua thức ăn

Với việc kiểm soát nguồn bệnh từ thức ăn chúng ta chú ý 3 vấn đề sau:

 

- Xe chở thức ăn cần được được sát trùng và kiểm soát như ở phần kiểm soát phương tiện đã nói

 

- Thức ăn được chuyển vào kho cần được đảm bảo, kho khô, thoáng, sạch sẽ và đảm bảo kín không có chuột và côn trùng trong kho. Nếu được nên trang bị thêm hệ thống đèn UV để sát trùng khi có thức ăn mới về trại

 

- Mỗi ngày khi lấy thức ăn cho heo cần xếp lượng ăn trong ngày ra ngoài kho, sau đó phun sát trùng lên bề mặt bao cám, chờ 10-30 phút sau đó mới chuyển xuống chuồng cho heo ăn.

Mầm bệnh xâm nhập vào trại qua thức ăn nước uống và các dụng cụ chăn nuôi

Mầm bệnh xâm nhập vào trại qua thức ăn nước uống và các dụng cụ chăn nuôi

 

Lịch vaccine Lở mồm long móng được khuyến cáo như sau:

Sử dụng vaccine Cavac FMD – Type O
Loại heo Lịch tiêm 
Heo đực giống (heo nọc)  Mỗi năm tiêm 2-3 lần
Heo nái hậu bị Trước khi phối 45 ngày
Heo nái dạ Tuần chửa thứ 12
Heo con Mũi 01 6-8 tuần tuổi
Mũi 02 10-12 tuần tuổi
(Lịch vaccine được công ty TNHH MTV Avet Việt Nam cung cấp)

 

- Liều lượng: Heo dưới 25kg tiêm 1ml/con, heo trên 25kg tiêm 2ml/con

- Lịch vaccine cho heo con có thể thay đổi theo dịch tễ từng thời điểm và dựa vào chương trình kiểm soát miễn dịch để tránh hiện tượng trung hòa kháng thể mẹ truyền.

Copyright © 2021 - thuocthuyvietnguyet.com All Rights Reserved. Thiết kế website bởi webmoi.vn