logo
(0)
vngreen2020@gmail.com
Vân Tập - Vân Hội - Tam Dương - Vĩnh Phúc
Thuốc Thú Y Việt Nguyệt
Giỏ hàng(0)
Gọi đặt hàng 0398402999

Bò bị tiêu chảy (BVD) do virus Pestivirus thuộc họ Flaviridae gây ra. Bệnh xảy ra ở thể ẩn tính hoặc thể quá cấp tính. Mọi lứa tuổi của bò đều có thể mắc bệnh với triệu trứng đặc trưng tiêu chảy do niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương.

Dịch tễ học

  • Năm 1946, một bác sỹ thú y tại Cornell đã chứng minh được bệnh tiêu chảy truyền nhiễm trên bò do một loại virus gây ra.
  • Bệnh tiêu chảy ở bò do virus, xảy ra trên toàn thế giới, ở Việt Nam các chuyên gia thú y đã phát hiện một số bò sữa nhập nội có biểu hiện lâm sàng của bệnh tiêu chảy do virus nhưng bệnh chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Pestivirus gây bệnh tiêu chảy ở bò

Pestivirus gây bệnh tiêu chảy ở bò

  • Bệnh do một một loại RNA gây ra
  • Virus bị tiêu diệt bởi ether, chloroform. Ở 56oC virus bị tiêu diệt sau 30 phút.
  • Virus tồn tại ở pH = 5.7 - 9.3.
  • Trong các tổ chức bệnh bảo quản ở -20oC virus sống được 1 năm. Trong máu có chất chống đông citrat natri bảo quản 4oC virus sống được 6 tháng.
  • Virus bị diệt dưới ánh sáng mặt trời và các thuốc sát trùng thông thường: Iod, formol, ….
  • Bệnh tiêu chảy ở bò xảy ra ở bò mọi lứa tuổi, nhưng bê từ 3 - 18 tháng tuổi mẫn cảm nhất.
  • Virus thải ra môi trường qua dịch mũi, nước tiểu, lây cho động vật mẫn cảm qua đường hô hấp. Trong phân có rất ít virus.
  • Bò cái bị bệnh tiêu chảy do virus trên bò ngoài thời kì mang thai có biểu hiện tiêu chảy cấp tính và sốt nhẹ, thường sẽ khỏi sau vài ngày. Nếu lây nhiễm xảy ra trong thời kỳ mang thai, mức độ nghiêm trọng sẽ phụ thuộc vào số ngày tuổi của thai:

      +> Trước 120 ngày: Do hệ miễn dịch của thai chưa phát triển hoàn thiện, thai bị nhiễm virus gây hiện tượng thai chết lưu hoặc chết ngay sau khi sinh. Nếu bê con không chết sẽ sản sinh miễn dịch chống lại mầm bệnh và mang mầm bệnh suốt đời (miễn dịch mang trùng).

      +> Sau 120 ngày: Bê con sinh ra mắc hội chứng dung nạp miễn dịch, bê giảm sản tiểu não và bị mất điều hòa cơ thể, đi lại không vững

Triệu chứng lâm sàng

  • BVDV tấn công đường tiêu hóa, bào mòn lông nhung bề mặt niêm mạc khiến bò bị tiêu chảy.
  • Thời gian ủ bệnh khoảng 2 - 14 ngày. Bò bệnh sốt cao 41 - 41,5oC, sau 2 - 3 ngày giảm xuống rôi lại tăng lên.
  • Bò, thở gấp, mệt mỏi, chảy nước mắt nước mũi, tiêu chảy phân khắm lẫn niêm mạc ruột, máu và chất nhầy.
  • Loét môi, nướu, vòm miệng và lưỡi
  • Vết loét ngày một lan rộng, đóng vảy và hoại tử.
  • Bò có dáng đi khập khiễng, kẽ ngón chân bị viêm, móng bị mài mòn, mất nước và chết sau khoảng 7 ngày bị nhiễm bệnh. Một số khác sống dai dẳng hàng tuần cho đến vài tháng.
  • Bò sữa đang chửa sẽ sảy thai trong 10 ngày đến vài tháng kể từ khi qua khỏi trạng thái cấp tính.
  • Thể mạn tính thường thể hiện chậm lớn, giảm khối lượng nhanh chóng và bò bị tiêu chảy nhẹ hoặc hoàn toàn không tiêu chảy, kéo dài 2 - 6 tháng, tỷ lệ chết 10%.
  • Bê con sinh ra bị nhiễm trùng huyết có hiện tượng run rẩy, mất thăng bằng và bị mù.

Bò bị tiêu chảy, mất nước khi bị virus tấn công

triệu chứng bọ bị tiêu chảy do virus

Các dấu hiệu nhận biết bò bị tiêu chảy do virus

Bệnh tích

  • Bệnh tích mổ khám xuất hiện đa dạng với các hiện tượng viêm, hoại tử, mụn loét, xuất huyết toàn bộ niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Thận và tuyến thượng thận, gan bị hoại tử.

bệnh tích khi bò bị tiêu chảy

Chẩn đoán

  • Chẩn đoán lâm sàng dựa vào triệu chứng sốt cao, bò bị tiêu chảy, hoại tử miệng xảy ra phổ biến ở bê từ 6 - 18 tháng tuổi. Với ưu điểm đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao do nhiều bệnh có triệu chứng bệnh tích giống nhau.
  • Chẩn đoán phi lâm sàng dùng phản ứng miễn dịch huỳnh quang, phản ứng kết tủa khuyếch tán trong thạch nhưng tốn thời gian. Hiện nay kỹ thuật POCKIT iiPCR được sử dụng để chẩn đoán cho kết quả nhanh, chính xác.
  • Mẫu bệnh phẩm sử dụng: máu, nước tiểu, dịch mũi, mắt của bò bị bệnh.

Điều trị

  • Bệnh tiêu chảy do virus ở bò hiện không có thuốc điều trị.
  • Khi bò mắc bệnh cần cách ly triệt để, nâng cao sức đề kháng của con vật bằng thuốc bổ, trợ sức, trợ lực, vitamin.
  • Sử dụng các thuốc giảm ho (brohexin, predisinon), chống tiêu chảy (Atropin). Kháng sinh chống vi khuẩn bội nhiễm.

Phòng bệnh tiêu chảy ở bò

  • Bò nhiễm bệnh tiêu chảy ở bò trong giai đoạn dưới 120 ngày tuổi sẽ trở thành nguồn bệnh trong đàn, có thể phát hiện bằng xét nghiệm virus trong máu, khi phát hiện cần loại thải ngay.
  • Cần đặc biệt lưu ý phòng bệnh cho bò cái. Vaccine bệnh BVD có 2 loại vaccine sống và vaccine vô hoạt, bò cái sinh sản phải tiêm phòng chậm nhất 3 tuần trước khi cho phối để cơ thể kịp sinh kháng thể miễn dịch.
  • Lưu ý tránh tiêm vaccine sống trong giai đoạn mang thai, dù nó hiệu quả hơn nhưng sẽ nhiễm vào thai qua nhau gây hội chứng dung nạp miễn dịch.
  • Trong các trang trại có bệnh lưu hành, nên tiêu vaccine cho bê ngay sau khi mới sinh ra, sau đó tiêm lại sau 6 tháng tuổi.
  • Ở đàn có hiện tượng sảy thai nên tiêm vaccine cho toàn bộ bò trừ bò đang chửa, sau 4 - 6 tuần tiến hành tiêm lại một lần nữa thì sau 2 - 3 tháng sẽ giảm hoặc ngừng hẳn sảy thai.
Copyright © 2021 - thuocthuyvietnguyet.com All Rights Reserved. Thiết kế website bởi webmoi.vn