logo
(0)
vngreen2020@gmail.com
Vân Tập - Vân Hội - Tam Dương - Vĩnh Phúc
Thuốc Thú Y Việt Nguyệt
Giỏ hàng(0)
Gọi đặt hàng 0398402999

Bệnh viêm vú là một trong những bệnh thường gặp trong chăn nuôi bò sữa. Bệnh thường xảy ra  ở giai đoạn khai thác sữa, làm giảm năng suất sữa và khả năng sinh sản. Bò bị viêm vú có sản lượng sữa thường giảm từ 20-30%, tuyến sữa bị tổn thương, chất lượng sữa không đảm bảo, nhiều khi phải loại không sử dụng được. Trường hợp bị nặng không can thiệp kịp thời có thể gây chết bò, bầu vú sẽ teo mất khả năng tiết sữa tăng tỷ lệ loại thải.

 1. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM VÚ  
    
 Nguyên nhân chủ yếu gây viêm vú là do các vi khuẩn như Streptococcus agalactiae (liên cầu), Staphylococcus aureus (tụ cầu) và trực khuẩn gây mủ Bacillus pyogenes, E.Coli... Vi khuẩn luôn tồn tại trong môi trường chăn nuôi, dụng cụ vắt sữa … sau đó xâm nhập vào cơ thể bò. Có thể nhiễm kế phát từ các bệnh khác như: Do trực trùng lao, vi rút gây bệnh lở mồm long móng…           
Các yếu tố thuận lợi gây viêm vú:
- Do cấu tạo bầu vú: Bầu vú quá to và núm vú dài, lỗ đầu vú quá to dễ rò rỉ, bò già khai thác sữa lâu năm, giai đoạn đầu kỳ cho sữa và giai đoạn cạn sữa bò dễ bị viêm vú.
- Do môi trường: Chuồng trại kém vệ sinh, chăm sóc quản lý không đúng kỹ thuật làm mầm bệnh xâm nhiễm vào núm vú và bầu vú.
Các tác động gây stress như (tiếng ồn, thái độ chăm sóc bò, mật độ nuôi quá cao…). Đặc biệt do nhiệt độ, ẩm độ cao dễ gây stress nhiệt cho bò sữa.
- Do kỹ thuật vắt sữa, vệ sinh kém: Phương pháp vắt sữa, thời gian, số lần vắt, áp lực vắt. Do vệ sinh bầu vú không sạch, dụng cụ vắt, người vắt sữa không thực hiện đúng quy trình vệ sinh trước khi vắt sữa. Nền chuồng bẩn, không có đệm lót làm cho đầu vú, bầu vú tiếp xúc trực tiếp gây hiện tượng trầy xước  làm đầu vú tổn thương gây hiện tượng viêm vú.
- Do dinh dưỡng: Do khẩu phần ăn không cân đối, thức ăn bảo quản không bảo đảm, thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố nấm mốc.

2.TRIỆU CHỨNG:
- Biểu hiện bầu vú viêm, sưng, tấy đỏ, nóng, có phản xạ đau khi chạm vào.- Sữa thay đổi, bất thường, lỏng hoặc trông như đã được pha loãng. Vón cục nhỏ li ti. Màu sữa sẽ chuyển sang màu vàng, nâu sô cô la, màu xanh hoặc màu hơi đỏ.
- Bò xuất hiện triệu chứng toàn thân như: sốt cao 40-41◦C, mệt mỏi, kém ăn, lượng sữa giảm. Bầu vú sưng, sờ nóng, có phản ứng đau, căng cứng khó vắt sữa hoặc ngưng tiết sữa.
Khi bò bị viêm vú nếu không chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời thì tuyến vú sẽ bị một số vấn đề sau:
Teo bầu vú: Phần lớn tế bào vú bị tổn thương, cơ năng tiết sữa không phục hồi. Thể tích thùy teo nhỏ, khả năng tiết sữa giảm hoặc mất hẳn.
Xơ cứng bầu vú: Các chức năng sinh lý bị ảnh hưởng, bầu vú bị cứng lại, tổ chức tuyến vú bị teo đi. Sờ vào toàn bộ bầu vú thấy cứng hoặc có các cục cứng to nhỏ khác nhau. Sau khi vắt sữa thể tích thùy vú không giảm, lượng sữa giảm, nếu xơ cứng một phần tuyến vú thì sữa loãng màu xám và có cục vón lợn cợn.
Bầu vú hoại tử: Bầu vú bị viêm có biểu hiện thối loét, do vi khuẩn gây hoại tử xâm nhập vào tuyến vú qua đường tiết sữa, vết thương hoặc mạch máu. Lúc đầu bề mặt bầu vú có những đám màu hồng tím, cứng, đau, về sau loét và hoại tử có mủ. Toàn bộ thùy vú sưng to, ấn vào thấy nước hồng chảy ra.

          

Bầu vú bị teo                                                 Bầu vú bị hoại tử

3. CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG:
Kiểm tra bằng mắt thường: Quan sát sự đối xứng của các lá vú gồm 2 lá vú trước (bên phải, trái), 2 lá vú sau (phải, trái); kích thước, hình dạng bầu vú, lá vú, núm vú; phía mặt ngoài da của bầu vú như độ căng, đàn hồi, nhăn nheo, chỗ sưng chứa bọc mủ, máu, mụn cóc, da sừng hóa và màu sắc của da bầu vú (đỏ, hồng, trắng bóng….); hình dạng các núm vú, đầu núm vú và lỗ tiết sữa; sự phát triển hệ thống mạch máu trên bầu vú; tình trạng và hình dạng của hạch lâm ba vú; kiểm tra các phần phụ như: Viêm hạch lâm ba phía sau bầu vú, nhạy cảm ánh nắng; phần trước bầu vú như: Phù, da có mủ, các mụn cóc, hay các bọc máu; kiểm tra bên hông bầu vú như: Phần sát đùi nóng, sưng, da đỏ hay có mủ.
* Kiểm tra bằng biện pháp sờ nắn bầu vú: Sờ nắn bầu vú được thực hiện khi  đã vắt hết sữa trong bầu vú ra, xác định được tình trạng của bầu vú như trạng thái, kích thước đều đặn và rắn chắc bầu vú; tình trạng bên trong ống dẫn sữa của núm vú (sừng hóa, dày cứng, mềm mại); xoang sữa dưới gốc núm vú; di động giữa da vú với các phần mềm dưới da vú, xem độ đàn hồi, chắc chắn của da vú; kiểm tra các chùm mô tuyến vú và các nang, khối u trong bầu vú, các vùng bị đau hay vùng có nhiệt độ cục bộ cao; sự thay đổi về hình dáng và kích thước hạch sau vú.
 

Các phát hiện bệnh lý khi kiểm tra sờ nắn bầu vú

 

 

Stt Triệu chứng Bệnh lý
1 Giảm khả năng di động da vú Bầu vú bị phù, viêm vú cấp tính, bầu vú có mô hóa sẹo
2 Khi ấn ngón tay còn để dấu lại trên da vú Bầu vú bị phù, viêm cấp hay có các vùng có các ổ mủ áp xe (abcess)
3 Lòng trong ống dẫn sữa dày cứng Viêm núm vú, sự tăng sinh tế bào, viêm vú mãn tính
4 Các lá vú trên bầu vú không đối xứng Teo bầu vú, viêm cấp tính vài lá vú, bọc mủ, máu lớn
5 Khối u có hình dạng bên trong bầu vú Bệnh viêm vú, áp xe hay bọc mủ, máu
6 Mô tuyến vú bị xơ hóa rất cứng Viêm vú mãn tính
7 Hạch lâm ba bầu vú sưng to Viêm vú nặng, áp xe tạo nang, bệnh lao hay bệnh về bạch cầu

  
Kiểm tra sữa và dịch tiết trong sữa

 

 

 

 

 

 

Diễn giải Sữa bình thường Sữa bị viêm
Màu Trắng Màu hồng đỏ, màu xanh
Mùi Đặc trưng, béo dễ chịu, mát Mùi tanh, khắm (giống trứng thối), mùi chua..
Độ nhớt Đồng nhất Không đồng nhất, có các lợn cợn, vón cục, kiểm tra dòng chảy của sữa không đều, phân lớp.
Lượng sữa Nhiều tương thích số lần vắt, thời điểm vắt Ít hoặc mất hẳn tùy thuộc vào mức độ viêm


 
4. PHÒNG BỆNH:
            Thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học, bảo đảm vệ sinh, sát trùng chuồng trại và thực hiện tốt các bước sau đây:
* Thực hiện vắt sữa đúng quy trình và đúng kỹ thuật

  • Trước khi vắt sữa: 

- Tắm cho bò và để cho bò được yên tĩnh trước khi vắt 30 phút.
- Phải có nơi vắt sữa chuyên biệt, khô ráo, sạch sẽ, thường xuyên được sát trùng.
- Toàn bộ dụng cụ vắt sữa phải sạch sẽ, sát trùng hoặc tráng nước sôi.
- Người vắt sữa phải có quần áo sạch, rửa tay bằng xà phòng và lau kỹ bằng khăn sạch.
- Dùng khăn ấm vệ sinh bầu vú bò trước khi vắt.
- Xoa bóp kích thích bầu vú đến khi có cảm giác bầu vú đã bắt đầu cương cứng, căng sữa.
- Vắt kiệt sữa để tăng tỷ lệ mỡ sữa và giảm nguy cơ viêm vú.
- Vắt bò khoẻ trước, vắt bò ốm sau, vắt vài tia sữa đầu tiên từ mỗi núm vú vào khay tối màu hoặc vải đen để quan sát màu sắc và thể trạng sữa (không cho xuống nền chuồng) xem có màu khác thường hoặc bị vón không, sau đó mới vắt sữa vào dụng cụ đựng sữa.
- Vắt sữa vào thời điểm nhất định, đối với bò cao sản nên thực hiện vắt sữa 3 lần/ngày, vắt kiệt sữa để kích thích tiết sữa đồng thời giảm nguy cơ viêm vú.

  • Sau khi vắt sữa:

- Nhúng đầu vú vào dung dịch thuốc sát trùng Five-Iodine
- Rửa sạch toàn bộ dụng cụ vắt sữa bằng xà phòng, tráng nước sôi, phơi trên giá.
- Không để bò nằm ngay sau khi vắt sữa, cho bò ăn thức ăn để bò đứng sau khi vắt sữa tránh cho bầu vú và núm vú tiếp xúc trực tiếp với nền chuồng.
* Chuồng trại: Xây dựng nơi thoáng mát, có hệ thống phun sương tránh stress nhiệt cho bò, có sân chơi hợp lý, chỗ nằm của bò phải luôn khô ráo có đệm lót bằng cao, sạch sẽ, chuồng trại sát trùng thường xuyên bằng Five-Iodine hoặc Five-BGF.
* Xử lý côn trùng, ký sinh trùng cho bò:
- Dùng Five-Tox phun diệt ruồi, muỗi trong chuồng nuôi và xung quanh khu vực chăn nuôi.
- Định kỳ dùng Five-Mectin 100 tiêm tẩy nội, ngoại ký sinh trùng trên bò.
- Hoặc dùng Hado-Aben cho uống định kỳ 4-6 tháng/lần để tẩy sạch các loại giun, sán ký sinh trong ruột.
* Khẩu phần ăn hợp lý:
 Khẩu phần phải cân bằng về nhu cầu dinh dưỡng, cân bằng thức ăn thô, xanh và thức ăn tinh bảo đảm không bị nhiễm khuẩn.
- Bổ sung các chất như: Điện giải, Vitamin, khoáng để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể bò sữa, từ đó cũng làm giảm tỉ lệ viêm vú: Beta Glucan C, Five-MasolFive-Mix

5. ĐIỀU TRỊ: 
Để điều trị bệnh viêm vú bò một cách có hiệu quả, thực hiện các bước sau
- Thực hiện cách ly bò bị bệnh.
- Điều chỉnh khẩu phần ăn (Giảm thức ăn tinh, thức ăn chứa nhiều nhựa, nhiều nước)
- Tăng cường kiểm soát, chống lây nhiễm bệnh trong toàn trại: Phân và chất độn chuồng, chất thải được thu gom, xử lý hàng ngày.
- Đối với những con bị nặng không còn khả năng chữa, nên loại thải sớm.
* Nguyên tắc điều trị:
+ Điều trị cục bộ:
- Xoa bóp bầu vú: Khi vú chưa sưng, chưa đỏ thì xoa bóp lạnh (chườm lạnh), khi bầu vú đã sưng cứng thì xoa bóp nóng (chườm nóng).
- Nhúng núm vú vào thuốc sát trùng như Five-Iodine
- Bơm kháng sinh vào bầu vú: Five-CefMasti
+ Điều trị toàn thân:
+ Trợ sức, trợ lực: Five-Butasal, Five-Cafein, Five-Vitamin C, Five-Gluco.KC namic.
+ Hạ sốt, tiêu viêm: Five-Ketofen, Five-Flunixin...
+ Kháng sinh đặc trị: Cef-Ke-Sal Fort, TW5-Cetifor Inj, Five-Cefketo, Five-Cefquin 25, Five-Amox@.LA, Five-Cefquin 150, Five-Cefquin75.
Trường hợp bò yếu có thể truyền tĩnh mạch Glucose 5% hoặc NaCl 0,9% với con bò ăn uống, thể trạng kém.

Copyright © 2021 - thuocthuyvietnguyet.com All Rights Reserved. Thiết kế website bởi webmoi.vn